SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ NHƠN LỘC

        1. Giai đoạn từ năm 938 đến năm 1470
        - Từ kết quả nghiên cứu khảo cổ học của Viện khảo cổ học và theo Đại Nam nhất thống chí, Nhơn Lộc – An Nhơn – Bình Định là lãnh địa của người Chăm Pa, người chiêm Thành di chuyển từ Quảng Nam vào Bình Định đã chọn đất An Nhơn xây thành Đồ Bàn (Chà Bàn) làm kinh đô Vương quốc Chăm Pa.
        - Người Chăm đã xây dựng thành Cha tại thôn An Thành (Thành Cha được Nhà nước công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia). Khu vực dãy Chà Rây, thôn Tráng Long vẫn còn các cổ tích của cụm tháp Chà Rây (tháp Gãy hay tháp Cối Xay), cùng với giếng nước và nền chùa của người Chăm. Có thể nói Nhơn Lộc là địa bàn nằm trong khu vực trung tâm của Vương quốc Chăm Pa.
Khuôn viên bên ngoài của di tích quốc gia Thành Cha (Bình Định).
           2. Giai đoạn giữa thế kỷ XV (1471)
           - Từ năm 1602 đến 1744 chúa Nguyễn đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn và lập ra dinh Bình Định tách khỏi dinh Quảng Nam. Đến năm 1809 đổi là trấn Bình Định. Năm 1813 Nhà Nguyễn phá thành Hoàng Đế đưa về xây dựng thành Bình Định tại khu vực cơ quan hành chính của huyện hiện nay.
        - Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới và đơn vị hành chỉnh, vào năm 1863 phủ An Nhơn có 4 tổng: Mỹ Đức (19 làng), An Ngãi (26 làng), Nhơn Nghĩa (28 làng), Háo Đức (35 làng). Các làng của Nhơn Lộc ngày ấy thuộc tổng của Nhơn Nghĩa.
         - Đến năm 1939 phủ An Nhơn lập thêm 2 tổng mới, tách Nhơn Nghĩa thành Nhơn Nghĩa Thượng và Nhơn Nghĩa Hạ. Các làng của thôn Nhơn Lộc thuộc tổng của Nhơn Nghĩa Thượng.
         3. Giai đoạn dưới chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
          Sau Cách mạng tháng tám 1945, tiến hành hai lần hợp nhất xã:
         - Lần thứ nhất vào năm 1946, đổi phủ thành huyện, có 31 xã. Bãi bỏ cấp tổng, các làng đổi thành thôn. Một số thôn nhập lại thành xã nhỏ:
          + Xã Chí Thành, gồm các thôn: Cù Lâm, Tráng Long và An Trường
          + Xã Nhơn Ái, gồm các thôn: An Thành, Đông Lâm và Mỹ Ngọc
          + Xã Khắc Tri, gồm các thôn: Trường Cửu, Phụ Quang, Long Quang và Mỹ Ngọc.
         - Tiến hành hợp xã lần thứ hai vào khoảng tháng 9 năm 1947: Có 12 xã đều lấy chữ Nhơn làm chữ đầu đặt tên cho xã. Xã Nhơn Lộc cũng ra đời từ đó và tồn tại cho đến nay.
          4. Giai đoạn từ 1975 đến nay
          - Sau năm 1975 một số xóm của thôn An Thành, Cù Lâm Nam và Đông Lâm xã Nhơn Lộc được tách ra xác nhập với hai xóm của Nhơn Thọ thành lập mới xã Nhơn Tân.
       - Năm 1991, vùng đất Gò Dưa là trung tâm của xã, thành lập thôn mới gọi là Tân Lập. Đến nay xã Nhơn Lộc chính thức có 6 thôn: Đông Lâm, Trường Cửu, An Thành, Tráng Long, Cù Lâm (Cù Lâm Bắc) và Tân Lập.
 (Hình ảnh Trụ sở xã Nhơn Lộc)
         Qua các thời kỳ lịch sử, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số xã Nhơn Lộc ngày càng đông, mật độ dân cư ngày càng cao. Đến năm 2021 toàn xã có 8.688 người, mật độ dân số 708 người/Km2.
        Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế của xã liên tục tăng trưởng và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội của xã luôn được quan tâm đầu tư. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Quốc phòng được củng cố, an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay110
  • Tháng hiện tại451
  • Tổng lượt truy cập111,976
Thăm dò ý kiến

Bạn biết về Nhơn Lộc qua kênh thông tin nào?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây